Yến sào Khang Châu

https://www.yensaokhangchau.com


Dùng xi măng trong nhà yến

Theo WHO, các bệnh ung thư có liên quan tới amiăng trắng bao gồm ung thư phổi, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim), ung thư phổi, thanh quản và ung thư buồng trứng.
Dùng xi măng trong nhà yến
- Không được dùng chất này trong việc tẩy tổ yến để tinh chế vì sẽ nhiễm phụ gia mà bên nhập khẩu đối tác sẽ trả lại..
Hóa Chất Oxy Già – H2O2 50% được dùng để làm gì ?

- Oxy Già là công thức hóa học là H2O2, có tên gọi khác là Hydro peroxid, đây là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt, có các thuộc tính ôxi hóa mạnh, nên nó được dùng là chất tẩy mạnh.

- Hóa chất H2O2 50% là chất lỏng trong suốt, hơi nhớt hơn một ít so với nước, dễ hòa tan trong nước, và có thuộc tính axit mạnh có khả năng oxy hóa rất mạnh, tốc độ phản ứng oxy hóa rất nhanh để khử độ màu của nước thải. Nhưng để xảy ra quá trình đó nó cần có thời gian và thiết bị lưu trữ để xử lý. Ngoài ra nó có khả năng xử lý thuốc nhuộm và làm giảm COD trong nước.

- Hóa chất Oxy Già 50% có phản ứng để tạo ra OH, OH được nghiên cứu và áp dụng trong xử lý nước thải. Nó có điểm nóng chảy ở -0,43 °C, khối lượng phân tử có nó 34,0147 g/mol, sôi ở nhiệt độ 150,2 °C

- Ứng dụng của sản phẩm Oxy Già – H2O2 50%

– Ứng dụng trong công nghiệp: H2O2 là hóa chất dệt nhuộm được sử dụng đa dạng để tẩy trắng trong ngành dệt, nó được nhiều người sử dụng hơn so với hóa chất clo, nó dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy hay còn gọi sản xuất giấy, - --

- Ngoài ra nó còn có thể sản xuất sodium perborat, sodium percacbonat để dùng làm các chất tẩy rửa nhẹ trong các loại bột giặt, và còn dùng để xử lý chất thải công nghiệp

– Ứng dụng trong ngành y tế: H2O2 3% do nó có phản ứng tạo ra OH hay còn gọi nước oxy già. Oxy Già được dùng để khử trùng da, chất khử khuẩn.

– Vấn đề lưu ý về độc hại khi sử dụng hóa chất H2O2 vì nó có gốc oxygen phân tán tự do dễ kết hợp với chất dễ cháy, hóa chất hữu cơ như đường, rượu, nguyên vật liệu dễ cháy gây cháy nổ, Oxy Già 50% dễ ăn mòn và làm phỏng da, mắt…

– Hóa chất H2O2 50% cần được bảo quản và lưu trữ trong thùng polyethylene mật độ cao (HDPE) hoặc sử dụng thép không gỉ 316L đã xử lý trơ hóa, ở nơi mát thoáng gió, cách xa tia lửa điện để tránh gây cháy.

Sialic acid là gì? mà tổ yến có càng cao thành phần này thì tổ yến càng giá trị?

Axit sialic hay còn gọi là N-acetyneuraminic axit, là thành phần cấu tạo nên Ganglioside – phân tử tập trung nhiều ở đầu dây thần kinh, có chức năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ, hình thành não bộ ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch, có nhiều trong yến sào, trứng, phô mát.

Vai trò của axit sialic với sức khỏe?

Đối với người lớn
- Giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và bệnh dị ứng. Ngoài ra, axit sialic còn hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất của các tế bào máu trong cơ thể.
- Đối với các bệnh nhân ung thư, bổ sung axit sialic giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau các đợt xạ trị, hóa trị. Do axit sialic có tác dụng phục hồi nhanh cơ thể khi bị nhiễm xạ, tổn thương hồng cầu.

Đối với trẻ em
- Axit sialic đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành não bộ của trẻ, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.
- Khả năng học tập, ghi nhớ và nhận thức của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt, nếu được bổ sung đầy đủ axit sialic trong chế độ dinh dưỡng.
- Ngoài ra, axit sialic còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi một số vi khuẩn và virus gây bệnh ra khỏi cơ thể.
- Yến sào, nước yến là nguồn thực phẩm có chứa nhiều axit sialic phải kể đến đầu tiên. Hàm lượng axit sialic trong yến sào thường chiếm từ khoảng 9% đến 15% tổng trọng lượng. Đây được xem là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho con người.
- Thêm vào đó, các thực phẩm khác như trứng, phô mát cũng chứa một lượng axit sialic nhất định.
- Sữa công thức cũng là nguồn thực phẩm cung cấp axit sialic cho cơ thể trẻ. Các nhà sản xuất đã đưa vào trong sữa bột hàm lượng axit sialic cần thiết cho nhu cầu mỗi ngày của trẻ. Với trẻ nhỏ, đây chính là nguồn bổ sung axit sialic quen thuộc và hiệu quả.

Những lưu ý khi bổ sung axit sialic
 
hfbh

- Yến sào tuy rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ dùng yến. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng yến. Đối với trẻ trên 1 tuổi, nên cho trẻ dùng yến với liều lượng thích hợp.

- Với người bị tiểu đường nếu muốn bổ sung axit sialic bằng yến sào, nên lựa chọn loại yến sào không đường.

- Đối với trẻ sơ sinh, trong sữa mẹ cũng có chứa hàm lượng axit sialic để cung cấp cho trẻ. Ngoài sữa mẹ, nên lựa chọn sữa công thức có chứa axit sialic để cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển trí não của trẻ.
Như vậy, axit sialic rất quan trọng đối với việc hình thành não bộ ở trẻ, giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu được axit sialic là gì? Vài trò và nguồn cung cấp axit sialic cho cơ thể. Từ đó cần có chế độ dinh dưỡng bổ sung axit sialic hợp lí. 
 
Tác dụng của nước yến với trẻ
- Nước yến chứa nhiều axit amin và protein cần thiết cho sự phát triển hệ tiêu hóa ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng.
- Ngoài ra yến còn chứa 31 nguyên tố đa, vi lượng hỗ trợ trí nhớ và phát triển hệ thần kinh.
- Sử dụng yến giúp bổ sung canxi, chắc xương, tăng chiều cao, cân nặng, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, nước yến rất tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Khi nào cho trẻ uống nước yến?
- Trẻ trên 1 tuổi đã có thể sử dụng nước yến hoặc yến sào, tuy nhiên với liều lượng ít.
- Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng yến. Do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, gây tác hại tới đường ruột của trẻ.
- Không nên cho trẻ uống nước yến trước khi đi ngủ, dễ gây khó tiêu.
- Nên cho trẻ dùng yến vào giữa các bữa ăn trong ngày.

Liều lượng nước yến bé nên dùng
hdtfhd

- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: giai đoạn này cần cho bé sử dụng nước yến với liều lượng nhỏ. Hai ngày một lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê, liều lượng 20 ml – 30 ml một tuần. Nếu dùng yến sào chưng, cho bé dùng từ 25 gr – 50 gr mỗi tháng, sử dụng cách ngày.
- Trẻ từ 3 đến 10 tuổi: có thể tăng liều lượng sử dụng cho bé. Hai ngày một lần, mỗi lần khoảng 4 – 5 thìa cà phê, trung bình 40 ml – 50 ml một tuần. Nếu dùng yến sào chưng, trẻ cần khoảng 100 gr mỗi tháng, sử dụng cách ngày.

Những lưu ý khi cho bé uống nước yến
- Không nên cho bé sử dụng quá nhiều nước yến, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Nước yến chỉ bổ trợ dinh dưỡng cho bé chứ không thay thể được các nguồn thực phẩm chính.
- Do có vị ngọt, lạm dụng nước yến sẽ gây béo phì cho trẻ.
tốt nhất nên dùng yến tổ nguyên chất chưng cách thủy cho bé dùng.. yensaophuyen.org
--
Ko nên dùng tổ yến làm trên thanh làm tổ bằng chất liệu bê tông xi măng vì sao?
Amiăng thuộc nhóm một các chất gây ung thư cho người
PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho hay amiăng gây nguy hiểm khi ở dạng bụi và chủ yếu hại ở khâu khai thác, vận chuyển cũng như chế biến.


- Mới đây, Reuters đăng tải thông tin các tài liệu nội bộ của Johnson & Johnson cho rằng hãng này biết phấn rôm của họ nhiễm amiăng từ lâu nhưng lại giữ kín thông tin này. 

- Có ít nhất 3 xét nghiệm tại 3 phòng thí nghiệm khác nhau từ năm 1972 đến năm 1975 cho thấy có amiăng trong phấn rôm của hãng, trong đó có một trường hợp có lượng amiăng “khá cao”. Hầu hết báo cáo nội bộ của J & J về xét nghiệm amiăng đều không tìm thấy amiăng. Tuy nhiên, trong khi các phương pháp thử nghiệm của J & J được cải thiện và tiên tiến theo thời gian, chúng luôn có những hạn chế cho phép các chất gây ô nhiễm không bị phát hiện. Và họ cũng chỉ thử nghiệm một phần rất nhỏ sản phẩm phấn rôm của công ty.

- Theo thông tin từ Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), các loại amiăng, kể cả amiăng trắng (Chrysotile), đều được khẳng định là có hại cho sức khỏe. Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người.

- PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho hay amiăng gây ung thư theo cơ chế cơ học. Cụ thể là amiăng chỉ khi nào ở dạng bụi, hạt, mảnh gãy rất nhỏ và con người hít phải mới gây ung thư. Khi amiăng kết rắn trong những tấm lợp xi măng không có tác hại gây ra căn bệnh này. Hơn nữa, những tấm lợp xi măng sử dụng dưới 10% amiăng nên không có khả năng tái tạo thành bụi.

- Bụi amiăng là chất rất trơ như mảnh vụn thủy tinh, amiăng sợi rất mảnh nên khi người lao động khai thác, nghiền, chế tạo amiăng, những hạt bụi rất nhỏ nhưng sắc cạnh đi vào trong phổi, có thể đi vào tận đáy phế nang hoặc vào các nội bào. Khi phổi co giãn liên tục, các sợi amiăng tạo thành vết thương. Cơ thể tiết ra chất bọc lấy dị vật để dị vật không tiếp tục gây thương vong cho các bộ phận khác.
 
rfbhxdfjmng
Các sợi amiăng xâm nhập vào phổi, tích tụ và gây tổn thương lâu dài. Ảnh: CDC.

- Nếu nhiều hạt amiăng trong phổi, nội bào gây tổn thương lâu dài, tạo ra khối u. Ban đầu, chúng chỉ là u lành nhưng trong quá trình biến đổi của cơ thể, khối u đó sinh sôi thành các khối u ác tính.

- “Amiăng nguy hiểm khi ở dạng bụi và chủ yếu hại ở khâu khai thác, vận chuyển cũng như chế biến. Khi bụi amiăng thành vật để sử dụng thì không gây độc hại”, PGS.TS Trần Hồng Côn khẳng định.

- Vì vậy, công nhân khi tham gia khai thác, sản xuất, chế biến amiăng nên được bảo hộ tốt để không hít phải bụi. Người dân sống gần các nhà máy sản xuất các vật liệu chứa amiăng (tấm lợp, má phanh…), khi có các biểu hiện bệnh do bụi amiăng cần đi khám và báo cho các cơ quan có thẩm quyền (môi trường, y tế) để kiểm tra, xử lý và điều trị bệnh kịp thời.
- Hiện nay, một số nước cũng cấm nhập khẩu, khai thác amiăng nhưng cũng tùy theo nền kinh tế và nhu cầu sử dụng. -- Khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, những chất gây độc hại sẽ bị loại trừ.
- GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho biết hiện nay trên thế giới có 40 nước cấm sử dụng amiăng vì đây là một trong những tác nhân gây ung thư phổi, bụi phổi.

- “Việt Nam hay dùng sản phẩm ngói có thành phần của bụi amiăng, theo tôi, để bảo vệ sức khỏe của chính mình, chúng ta nên hạn chế sử dụng. Nếu gia đình đang sử dụng tấm lợp A-C thì không tự ý tháo dỡ, vứt bỏ vật liệu chứa amiăng mà cần có tư vấn của cơ quan môi trường địa phương, không dùng các tấm amiăng vỡ để lát đường, làm chuồng trại. Tại Australia, những sản phẩm như ngói cũ hay mảnh vụn làm bằng amiăng rơi xuống đất, khi khảo sát làm nhà, nếu phát hiện còn sót những mảnh vụn đó, người dân cũng phải vứt bỏ”, GS.TS Nguyễn Bá Đức nói.

- Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi amiăng phát tán trong môi trường. Các công việc phát sinh bụi chủ yếu trong quy trình sản xuất (xé bao, nghiền, trộn, khoan, nổ mìn…) hay trong sử dụng tại cộng đồng khi người dân khoan, cắt, phá dỡ đập các tấm lợp, vật liệu có chứa amiăng, sử dụng các vật liệu amiăng để làm đường, đổ làm móng nhà….

- Tác hại của amiăng đến sức khỏe người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. Người tiếp xúc với amiăng thường phát bệnh sau thời gian rất lâu từ 20-30 năm nên thường đến khi người lao động nghỉ hưu mới mắc bệnh.

- Theo WHO, các bệnh ung thư có liên quan tới amiăng trắng bao gồm ung thư phổi, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim), ung thư phổi, thanh quản và ung thư buồng trứng.

- Amiăng gây ung thư chết người và các bệnh nguy hiểm đến hô hấp

- Từ 10 năm nay trở lại đây, Việt Nam luôn là quốc gia đứng trong tốp 10 nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, sợi amiăng trắng được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp amiăng – xi măng. Tấm lợp amiăng xi măng là sản phẩm vật liệu được sử dụng phổ biến đối với nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, những hộ gia đình có thu nhập thấp.

- Dù có nhiều tiện ích nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Ảnh hưởng của việc sử dụng amiăng trắng, trong đó có các loại tấm lợp Fibro xi măng đến sức khỏe là rất lớn. Điều này đã được các tổ chức y tế như Cục Y tế môi trường (Bộ Y tế), tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Theo tài liệu nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thì tất cả các dạng amiăng, trong đó có amiăng trắng gây ra ung thư ở người và không có ngưỡng an toàn nào cho nguy cơ ung thư do amiăng gây ra.

- Theo TS Vũ Thường Bồi, Viện Hóa học, về mặt cơ chế, amiăng gây ung thư là do có sắt. Khi vào phổi, sắt sẽ ở dịch phổi rồi kích hoạt phản ứng ô xy hóa, kích hoạt các phản ứng tác động tới các tế bào dẫn đến biến đổi gen và đây là bước khởi đầu gây ra ung thư. TS Bồi khẳng định, việc tồn tại lập luận cho rằng amiăng trắng ít độc hơn các loại amiăng khác là không thể bởi hàm lượng sắt trong amiăng trắng ít nhất là 0,3% và nhiều nhất lên tới 4%. Đây chính là lý do amiăng là nguyên nhân gây ra ung thư, bất kể là amiăng trắng hay màu.

Khi tiếp xúc với xi măng, cần chú ý :
- Sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp để phòng tránh việc hít phải bụi xi măng hay các chất bụi sinh ra khi xử lý các bề mặt bê tông hoá cứng có thể hàm chứa lượng silic cao
- Xây dựng - Silica là thành phần quan trọng nhất trong gạch vì tính hoạt hóa thấp của nó. Ngoài ra nó còn là một thành phần của xi măng.Vì vậy tổ yến được làm trên thanh làm tổ có xi măng là có độc hại.(theo wikipedia.)
- Hơn nữa trong xây dựng để hình thành bê tông thì luôn có các phụ gia như:
- Phụ gia là chất được bổ sung vào bê tông hoặc vữa bên cạnh nước, xi măng và cốt liệu để cải thiện tính chất của bê tông hoặc vữa

Chức năng:
    • Cải thiện tính chất và khả năng làm việc của bê tông
    • Đẩy nhanh quá trình đông kết, khô cứng (bê tông và vữa sẽ có cường độ ban đầu cao).
    • Bảo dưỡng bê tông và vữa tự nhiên trong không khí
    • Tác động không thấm nước/chống thấm
    • Tăng độ bền cho bê tông hoặc vữa
    • Bù đắp/giảm sự co ngót trong quá trình bê tông hoặc vữa đông kết và cứng
    • Tác động đến màu sắc cho bê tông và vữa
    • Giảm sự mất nước trong quá trình thủy hóa, đông kết, khô cứng của vữa hoặc bê tông.

- Vì vậy với phụ gia trong xây dựng thì trong thực phẩm cấm tuyệt đối..tổ yến làm trên bê tông chắc chắn sẽ bị nhiễm..ai ko tin thì tùy suy nghĩ của mình..
- Trong xi măng tp chinh la Clinker trong Clinker này Cao 62-68%, SiO2 21-24%, Al2O3 4-8%, Fe2O3 2-5% HỢP CHẤT SiO2 là Silic Đioxit tác dụng của SiO2 này là ảnh hưởng đến tổn thương đường hô hấp khi hít nó. Nếu xét 4 chất cấu tạo ximang thì 4 hợp chất này đièu có ảnh hưởng đển sưc khỏe. 
+Cao: canxi oxit ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
+SiO2 : ah đến hệ hô hấp
+Al2O3 nhôm oxit ah đen mắt và hệ hô hấp.
+Fe2O3 sắt oxit chưa có công trình nào nghiêm cứu nó ah đến skhoe.

Đây chỉ là trên lý thuyết thực tế tổ yến khi làm trên nó thì có bị ảnh hưởng nhiều hay ko thì mình cần gửi mẫu đi test các thanh phần này xem dư lượng trong tổ yến co hay ko? Và coa vượt ngưỡng cho phép trong thực phẩm ko?
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây