| Hotline: 0983.970.780

Ma trận yến sào

II.Những 'mánh khóe' gian lận trong buôn bán yến

Thứ Tư 15/06/2022 , 12:40 (GMT+7)

Nhiều người buôn bán tổ yến đã dùng những ‘mánh khóe’ tăng trọng lượng sản phẩm để lừa dối người mua, do đó việc mua yến có nguồn gốc rõ ràng là rất cần thiết.

Đó là khuyến cáo của ông Phạm Duy Khiêm, Chủ tịch Hội Yến sào tỉnh Phú Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam.

Ông Nguyễn Duy Khiêm. Ảnh: KS.

Ông Nguyễn Duy Khiêm. Ảnh: KS.

Dùng bột thạch rau câu, mủ trôm để bù trọng lượng bị thiếu hụt

Nhân câu chuyện nhiều người tiêu dùng đã mua sản phẩm yến sào qua mạng xã hội không có nguồn gốc rõ ràng, khi chưng lên không thấy yến, ăn giống như rau câu, đông sương.

Về vấn này, ông Phạm Duy Khiêm cho rằng, đây là một trong những “mánh khóe” gian lận trong kinh doanh buôn bán yến đã được rất nhiều người tiêu dùng phản ánh đến Hội Yến sào tỉnh Phú Yên cũng như Hiệp hội Yến sào Việt Nam. Người bán tổ yến đã dùng bột thạch rau câu hoặc mủ trôm để giả yến nhằm bù lại sản lượng bị thiếu hụt do tinh chế sản phẩm.

Ông Khiêm cho rằng, yến sào rao bán trên mạng xã hội cứ ghi chung chung, chẳng rõ nguồn gốc, địa chỉ cụ thể. Ảnh: KS.

Ông Khiêm cho rằng, yến sào rao bán trên mạng xã hội cứ ghi chung chung, chẳng rõ nguồn gốc, địa chỉ cụ thể. Ảnh: KS.

Bởi tổ yến sau khi khai thác sẽ rất nhiều lông, do đó để làm sạch buộc phải dùng nhíp gắp lông. Và quá trình làm sạch tổ yến như vậy thì trọng lượng tổ yến sẽ giảm hụt từ 15 - 20%, tức là 1kg yến thô bị hao hụt còn từ 0,8 - 0,85kg.

Về quy trình bù lắp sản lượng yến thiếu hụt, theo ông Khiêm, trung bình 1kg tổ yến và 1 kg bột thạch rau câu, người ta ngâm ra và trộn vào nhau sau đó xếp lên thành tổ yến.

Thật ra rau câu nhìn giống như yến rất khó phát hiện nhưng ăn cảm nhận sẽ khác ngay đối với từng ăn yến thật. Bởi khi ăn yến thật có độ sựt, độ dai vì có sợi. Ngược lại yến pha mủ trôm và bột thạch khi ăn nó tan hết, không có độ sựt, độ dai, cảm giác giống như ăn chè.

Nhiều người mua yến sào nhưng bị pha mủ trôm, bột thạch kém chất lượng. Ảnh: DL.

Nhiều người mua yến sào nhưng bị pha mủ trôm, bột thạch kém chất lượng. Ảnh: DL.

Thật ra, ăn loại yến này nó không hại sức khỏe nhưng không bổ đúng số tiền mà người tiêu dùng đã bỏ ra. Người ta mua một lạng yến thật, chứ đâu phải mua nửa này nửa nọ. Tuy nhiên những sản phẩm yến này chỉ người có chuyên môn mới làm được.

Và, những người bán sản phẩm trên mạng vì lợi nhuận cao, dù không có chứng chỉ, không có giấy tờ gì hết, song vẫn rao bán với hình thức mua đi bán lại chứ không tự sản xuất.

Thế mua sản phẩm ở đâu, đó là mua chính những người có chuyên môn sản xuất ra. Do đó, hiện tại có rất nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm gia công, bán hàng không có thương hiệu, họ bán nhái tổ yến Nha Trang, tổ yến Khánh Hòa, không có địa chỉ, thông tin gì cụ thể cả.

Dù bán theo hình thức ship code, nhận hàng mới trả tiền. Nhưng nếu bán trót lọt sẽ lời khá bộn tiền. Vì họ yêu cầu gia công sản phẩm yến chỉ vài trăm ngàn đã bán cả triệu, thậm chí bán đúng giá yến thật từ 3,5-4 triệu đồng/lạng.

Một sản phẩm yến giả. Ảnh: Ông Khiêm cung cấp.

Một sản phẩm yến giả. Ảnh: Ông Khiêm cung cấp.

“Hiện nay không chỉ ở Phú Yên, mà nhiều tỉnh thành khác như Nha Trang, Bình Dương, Bình Định, Long An, Đồng Nai, TP HCM...đều có nhiều cơ sở gia công yến”, ông Khiêm nói.

Một hình thức gian lận khác để tăng trọng lượng yến đó là nhúng đường (đường trắng hoặc đường vàng) và muối tăng trọng. Tức là họ nhúng sợi yến vào nước đường và muối tăng trọng rồi đắp lên thành tổ. Sau đó, được sấy khô trước khi đem bán.

Làm sao để tránh mua tổ yến kém chất lượng

Phó Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam khuyến cáo, để tránh mua tổ yến kém chất lượng, sản phẩm yến bẩn, người tiêu dùng thông thái nên chọn những cửa hàng uy tín: Có chứng nhận thương hiệu, có mã số thuế, có địa chỉ cửa hàng, công ty và đặc biệt là phải có giấy an toàn thực phẩm. Sau khi có đầy đủ thông tin thì người mua chỉ cần làm 1 phép thử: Gọi ngay số hotline của công ty đó xác nhận là tôi có mua yến do công ty đang bán hay không là biết rõ.

Người tiêu dùng nên mua yến uy tin có nguồn gốc có tem nhãn, địa chỉ cụ thể rõ ràng để tránh mua hàng nhái, hàng giả. Ảnh: KS.

Người tiêu dùng nên mua yến uy tin có nguồn gốc có tem nhãn, địa chỉ cụ thể rõ ràng để tránh mua hàng nhái, hàng giả. Ảnh: KS.

Ví dụ hiện Công ty TNHH Yến sào Khang Châu - Phú Yên cũng có đăng sản phẩm yến trên các trang mạng để kinh doanh và người tiêu dùng gọi vào số hotline có trên trang web www.yensaokhangchau.com để xác nhận, qua đó tránh mua phải hàng nhái, hàng giả.

Mặc dù đồng ý với người tiêu dùng mua hàng theo ship code nhưng mình phải biết mua hàng của ai, ở đâu, để mình ăn vào lỡ bị ngộ độc còn bắt đền người bán phải có trách nhiệm đề bù. Bởi không loại trừ sản phẩm khi sản xuất ra đều tốt tất cả, nhưng trong quá trình bảo quản, vận chuyển không đúng cách, sản phẩm không hỏng bên ngoài, mà hỏng bên trong nên người tiêu dùng ăn chẳng may ăn ngộ độc.

Về vấn đề bán yến giả, yến kém chất lượng tràn lan trên mạng xã hội, vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam cho rằng, trách nhiêm để ngăn chặn tình trạng này là cơ quan lý nhà nước tại địa phương đó. Bởi bây giờ những sản phẩm rao bán trên mạng với người dân bình thường có thể sẽ không biết, không kiểm soát, nhưng với cơ quan nhà nước (Sở TT-TT, Cục Cảnh sát an ninh mạng) đều biết đều nắm rõ. Chỉ cần nắm danh sách mời những người bán sản phẩm lên làm việc hỏi nguồn từ đầu, có giấy phép kinh doanh hay không…nếu không có thì xử phạt.

Bên cạnh đó cơ quan chức năng phải vào cuộc kiểm tra các cơ sở chế biến yến không có giấy phép. Tuy nhiên để phát hiện và xử lý đúng người đúng tội, cơ quan quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, môi trường, Sở Y tế phải phối hợp các Hội, Hiệp hội-cơ quan có chuyên môn về ngành yến.

Ông Khiêm cho rằng, các cơ quan quản lý thị trường, Công an kinh tế hay các cơ quan khác, thậm chí Sở Y tế biết được thuốc giả vì có chuyên môn. Nhưng nói về yến giả thì họ chưa chắc biết được. Do đó, nếu cơ quan lý nhà nước muốn vào cuộc mạnh tay nhằm đưa ngành yến sào Việt Nam trong sạch, phát triển mạnh với thương hiệu yến sào Việt Nam thì cơ quan nhà nước phải phối hợp với các tổ chức Hội, nhóm có chuyên môn như Hội yến sào tỉnh, Hiệp hội yến sào Việt Nam có chuyên môn cao.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm